Bạn đang ở đây
Dưỡng sinh
Chương trình dưỡng sinh
Tìm hiểu về “ Dưỡng sinh “
Kể từ khi xuất hiện nền văn minh nhân loại, con người luôn khao khát tìm kiếm một phương pháp để có một cuộc sống khỏe mạnh về thể chất và tinh thần. Ngày nay, thế giới đã công nhận có nhiều phương pháp khác nhau để đạt được mục đích trên, ở Việt Nam mọi người vẫn quen gọi với hai từ “Dưỡng Sinh”.
Trên thế giới mỗi dân tộc đều có một phương pháp dưỡng sinh riêng biệt. Phương Đông có hai trường phái dưỡng sinh có phạm vi ảnh hưởng rộng lớn, đó là các phép dưỡng sinh có nguồn gốc từ Ấn Độ và nguồn gốc từ Trung Hoa. Các phép dưỡng sinh có nguồn gốc từ Ấn Độ có đặc thù là luyện tâm, giúp hành giả nâng cao năng lực thân tâm cũng như những hoat động của chúng trong chính mình, điều hòa chúng để rồi có thể tiến đến cấp bậc hảo tâm linh. Nổi tiếng nhất trong số đó là Yoga, phương pháp tập luyện chú trọng đến tập trung và thiền định. Các phép dưỡng sinh có nguồn gốc Trung Hoa thường gắn liền với Đạo giáo nên có đặc thù nổi bật là học thuyết về năng lượng, chân khí,...với những phương pháp tu luyện thân tâm và những huyền thuật để đạt tới mục đích “trường sinh “. Do nhiều yếu tố, các môn dưỡng sinh Trung hoa thường phát triển gắn với các thế hệ phái võ thuật.
Sự công nhận của khoa học
Cả hai trường phái dưỡng sinh kể trên đều sản sinh ra hệ thống các bài tập vận động và tĩnh với hiệu quả mà khoa học ngày nay mặc dù chưa phân tích được nguyên lý hoạt động nhưng phải công nhận về những kết quả tích cực. Các bài tập Yoga đã được công nhận và phổ biến trong thế giới phương Tây từ rất lâu do sự cởi mở của người Ấn Độ, chỉ những năm gần đây thì các trường phái dưỡng sinh Trung hoa mới được thế giới biết đến và công nhận, lý do bởi tính “gia truyền” trong văn hóa Trung Hoa. Một trong những công nhận nổi tiếng nhất đến từ nhà xuất bản Harvard Health Publication thuộc trường Đại học Y khoa Harvard tháng 5 năm 2009, xin được trích nguyên văn: “ Tai chi ... Might well be called “ Medication in Motion “ There is growing evidencen that this mind- body practice...has value in treating or preventing many health problems “ trong đó công nhận Thái Cực như một liệu pháp “động công “ có khả năng chữa trị và ngăn ngừa bệnh tật. Thậm chí trên trang web của trường đại học Harvard còn đăng cụ thể đến khi tập Thái Cực. Trong đó có hẳn một mục phân tích “No pain, big gains “. Có nghĩa là tập Thái cực không sợ bị tổn thương mà thu lại ích lợi lớn.
Thái cực & Xu thế toàn cầu.
Có một sự kiện xảy ra tháng 4 năm 1998, trên thảm cỏ trước Viện Bảo Tàng Nghệ Thuật Nelson Atkins thuộc thành phố Kansas thuộc tiểu bang Misssouri, CLB Thái Cực thành phố Kansas đã tổ chức cuộc hội thảo về thái cực, bản tin CNN Headline News đã đăng tin tạo nên sự quan tâm chú ý trên toàn thế giới. Kể từ năm kế tiếp 1999, thế giới mặc định lấy ngày thứ 7 cuối cùng của tháng 4 hàng năm là ngày thế giới với Thái cực và khí công – “World Tai Chi and Qigong Day “ hoặc ngắn gọn hơn “ World Healing Day “ . Theo ước tính ngày kỷ niệm năm 2012 đã diễn ra trên hàng trăm thành phố thuộc 70 quốc gia trên toàn thế giới và khắp các châu lục. Trong ngày nay người ta đã tổ chức các buổi hội thảo về Thái cực, giảng dạy miễn phí cho những người quan tâm...Ngoài ra các hãng thông tấn: CNN, AFP, The New York Times, Wall Street Journal, South China Morning Post đều quan tâm đưa tin.
Ở Việt Nam hiện nay phong trào tập luyện dưỡng sinh và Thái cực quyền cũng đang phát triển mạnh mẽ, thiết tưởng cũng không cần phải bàn luận nhiều nữa. Phong trào hiện phát triển hết sức đa dạng về thể loại cũng như sâu rộng về đối tượng tham gia.
Trên quan điểm của Ngũ Châu cùng với xu thế toàn cầu hóa – luôn chia sẻ tích cực với nhân loại – các lớp dưỡng sinh đã được giảng dạy từ năm 1995. Đến năm 2009, câu lạc bộ dưỡng sinh Ngũ Châu – Thái Cực Trường Quyền đã chính thức được thành lập và đi vào hoạt động cho đến ngày nay. Bên cạnh đó hệ thống các bài Nhu quyền, Dưỡng Sinh và Thái cực cũng được đưa vào cấu trúc chương trình đào tạo võ thuật các cấp thuộc hệ thống Ngũ Châu.
Trong suốt quá trình hoạt động câu lạc bộ đã thu hút nhiều lượt người tới tham gia tập luyện. Điều đáng mừng là độ tuổi của những người đến tập đang ngày càng trẻ hơn, điều này chứng tỏ sự phát triển về nhận thức của xã hội về việc tập Thái cực không phải chỉ là “ Đặc sản” riêng của người già như đại bộ phận người dân Việt Nam hiện nay vẫn đang có thành kiến.